Phương Pháp Socrates: Khám Phá Tư Duy Phản Biện

Phương Pháp Socrates: Khám Phá Tư Duy Phản Biện
Photo by Lou Levit / Unsplash

Đôi khi, trong lịch sử của con người, một triết gia nổi tiếng đã tạo ra một phương pháp giáo dục và tư duy đánh thức tâm hồn của chúng ta, để chúng ta có thể thấu hiểu sâu hơn về bản thân và thế giới xung quanh. Một trong những triết gia đó là Socrates, một nhà triết học Hy Lạp cổ đại với một phương pháp giảng dạy độc đáo. Bài viết này sẽ đưa bạn vào thế giới của Socrates và phương pháp Socratic, và giải thích tại sao nó vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy phản biện và cuộc sống của chúng ta ngày nay.

Socrates là ai?

Socrates (469-399 TCN) là một trong những nhân vật lớn của triết học cổ đại Hy Lạp. Ông không để lại bất kỳ tác phẩm nào, nhưng triết học của ông đã được ghi lại qua các bài diễn thuyết của học trò nổi tiếng của ông, Plato. Phương pháp Socrates không phải là việc truyền đạt kiến thức một cách trực tiếp, mà là một cách để đánh thức tư duy và khám phá kiến thức bên trong mỗi người.

Phương pháp Socrates: Tư duy qua cuộc thảo luận

Phương pháp Socrates tập trung vào việc đặt ra các câu hỏi quan trọng để khám phá kiến thức và tư duy của con người. Thay vì truyền đạt kiến thức từ giảng viên đến học viên, Socrates sử dụng cuộc thảo luận và tranh luận để kích thích sự tư duy sáng tạo và phản biện.

Mẫu một cuộc đối thoại Socratic

Các bước cơ bản để xây dựng 1 cuộc đối thoại Socratic sẽ như sau:

  1. Người hỏi: Đưa ra một câu hỏi
  2. Người trả lời: Đưa ra câu trả lời
  3. Người hỏi: Phản bác/Đặt nghi vấn cho câu trả lời vừa được đưa ra bằng cách đưa ra trường hợp ngoại lệ, phản chứng, kiểm tra thực tế (fact check), kiểm tra ngụy biện (fallacy check)…
  4. Người trả lời: Chỉnh sửa/Củng cố lại luận điểm
  5. Lặp lại bước 3 và 4.
  6. Người trả lời: Rơi vào trạng thái “aporia” (trạng thái bối rối khi nhận ra mâu thuẫn trong lập luận của mình và không thể tiếp tục phản biện)

Ví dụ:

  • Người hỏi: Bạn định nghĩa dũng cảm là gì?
  • Người trả lời: Dũng cảm là có thể làm mọi việc mà không cảm thấy sợ.
  • Người hỏi: Vậy những người không nhận thức, đánh giá được độ nguy hiểm của tình huống nên không cảm thấy sợ thì có được gọi là dũng cảm không? (đưa ra trường hợp ngoại lệ)
  • Người trả lời: Vậy, dũng cảm là nhận thức đầy đủ được tính nguy hiểm của sự việc, hành động nhưng vẫn quyết định làm (củng cố lại luận điểm sau khi đã xem xét trường hợp ngoại lệ vừa được đưa ra.)
  • Người hỏi: Vậy theo định nghĩa đó, những người ngoan cố, biết là hành động có thể gây nguy hiểm nhưng cố tình làm, ví dụ như uống rượu khi lái xe, tự sát, cũng được coi là dũng cảm sao? (đưa ra phản chứng)
  • Người trả lời: Vậy tôi sẽ định nghĩa lại. Dũng cảm là nhận thức đầy đủ được tính nguy hiểm của sự việc, hành động nhưng vẫn quyết định làm và hành động đó phải nằm trong quy phạm đạo đức của xã hội (tiếp tục củng cố lại luận điểm)
  • (tiếp tục quá trình hỏi và trả lời)

Lặp lại quá trình này đủ lâu, người được hỏi sẽ nhận ra rằng hiểu biết ban đầu của mình về khái niệm đó còn nhiều hạn chế và đã trở nên sâu sắc hơn rất nhiều sau quá trình đối thoại vận dụng Phương pháp Socrates. Người đọc cũng có thể tự đối thoại với bản thân, sử dụng các bước như trên, để hiểu hơn về Phương pháp Socrates.

Trạng thái “aporia”, khi người được hỏi “á khẩu” khi nhận ra những lỗ hổng, mâu thuẫn trong luận điểm bản thân đưa ra ban đầu chính là điều Socrates kiếm tìm trong một cuộc hội thoại. Socrates cho rằng hiểu biết bằng đầu bằng việc nhận thức được những gì mình không biết, và luôn muốn học sinh của mình suy xét thật thấu đáo mọi vấn đề

Socrates trong cuộc sống hàng ngày:

Phương pháp Socrates không chỉ áp dụng trong lĩnh vực triết học. Nó còn có thể được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để:

  • Tạo ra sự tự nhận thức về bản thân và giới hạn của mình.
  • Khám phá các quan điểm và giải pháp đa dạng cho các vấn đề phức tạp.
  • Phát triển khả năng nghe và giao tiếp hiệu quả trong cuộc thảo luận.
  • Khuyến khích tư duy sáng tạo và phản biện trong việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.

Phương pháp Socratic của Socrates không chỉ là một phương pháp giảng dạy tri thức mà còn là một cách tiếp cận cuộc sống. Nó giúp chúng ta không chỉ hiểu sâu hơn về thế giới, mà còn hiểu sâu hơn về bản thân mình và làm thế nào để tư duy phản biện và sáng tạo. Việc áp dụng phương pháp này trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp chúng ta trở thành những người tự nhận thức và tư duy phản biện hơn.